Nếu chúng ta nhìn thẳng vào sự thật thì chỉ có 90% trong số những người bắt đầu KDM là thất bại, mà điều đó có nghĩa là số người thành công trong ngành này lớn hơn gấp 5-8 lần so với những ngành kinh doanh khác.
Bạn cứ thử nghĩ xem, có bao nhiêu vận động viên đến Olympic Atlanta -96 để tranh huy chương vàng ở mỗi bộ môn và đã thua? Tất cả, chỉ trừ đúng một người.
Có biết bao nhiêu tên hàng tiêu dùng chưa từng đến được dây chuyền sản xuất. Rồi trong số những sản phẩm qua được vòng loại, được đưa vào sản xuất và đến được giá bày hàng, có tới 90% chỉ chưa đầy một năm sau đã phải ngưng sản xuất và đem bỏ. Thế có bao nhiêu loại trong số hàng trăm tên hàng xuất hiện mỗi năm, kể cả những sản phẩm mới được bạn mua thử? Bạn hãy nghĩ đến số tiền đã được đầu tư vào số hàng này. Đằng sau những ý tưởng tuyệt vời theo nghĩa đen đó là hàng triệu đôla đã bỏ ra cho đến khi chúng thất bại và sập tiệm.
Bạn có từng nghe về Edsel Ford chưa?
Hay là về máy tính “Xerox’ hay “Exxon”?
Hay về búp bê “Chúa Hài đồng” của tổ hợp sản xuất đồ chơi “Ideal” – điển hình của một “gu” thẩm mỹ tệ hại?
Hay là thuốc lá “Premier” của R.J. Raynolds mà không ai biết đến trong khi đã ngốn hàng trăm triệu đôla và 5 năm công cốc?
Hay về đời xe “Chevrolet Nova” của General Motors”, thất bại thảm hại ở Mexico, nơi chữ Nova có nghĩa là “không được”?
Hay là về một loại thuốc đánh răng phải nhai?
Nhìn đâu bạn cũng sẽ thấy đầy rẫy những thất bại!
Song số người cuối cùng đã đạt được thành công cũng có không ít, mặc dù lúc đầu họ từng thất bại, nhưng rồi thời cơ của họ cũng tới.
Vở opera nổi tiếng thế giới “Carmen” của Bizet từng bị khán giả huýt sáo la ó vào ngày đầu ra mắt.
Cuốn sách bỏ túi “Lời tiên tri của Selestina” đã từng bị bụi phủ đầy suốt một năm trời trên kệ sách, nhưng sau đó nó được in lại rất đẹp và đã trở thành một best-seller được bán đi khắp thế giới.
Nói gì đến các sản phẩm, có cả kho chuyện về những biến đổi kỳ diệu từ thất bại sang thành công rực rỡ.
Trong cuốn sách khá hấp dẫn của Micheal Guershem (đặc biệt nếu bạn thích phong cách mỉa mai) tựa đề “Lần sau chúng tôi sẽ làm đúng”, ông đã kể một câu chuyện về 49 lần thất bại của một sản phẩm mà ngày nay được coi là một ví dụ cổ điển của thành công trong marketing.
Còn một ví dụ nữa. Công ty “Kleenex” khó khăn lắm mới trụ được sau đại chiến thế giới thứ nhất. Lúc đó công ty sản xuất giấy báo và giấy gói đồ. Kho của công ty lúc đó chất đầy xellucotton - một loại vật liệu dùng trong y tế thay cho băng cứu thương trong thời chiến tranh thế giới thứ nhất.
Một hôm, một anh chàng ở bộ phận bán hàng đột nhiên đề xuất: “Hay là dùng giấy này để hỉ mũi và đem bỏ luôn!”. Thế là “Kleenex” bắt đầu sản xuất khăn giấy dùng 1 lần và sản phẩm của công ty đã trở nên nổi tiếng.
Công ty “Jell-O” từng được bán với giá $450 sau một thời gian dài lận đận.
“Pepsi” cũng từng bị phá sản.
Walt Disney từng phá sản 5 lần.
Một trong những nhà kinh doanh mạng kỳ cựu Jeff Olsom từng viết rằng, 95% - nghĩa là 19 người trong số 20 - thường không tránh khỏi những lần thất bại nho nhỏ. Ông cho rằng đó là bởi lực hút của Trái đất luôn có xu hướng kéo người ta xuống dưới.
Vậy thì thất bại là gì?
Hãy chỉ cho tôi xem thất bại là như thế nào. Thất bại là một từ có thể dùng để tả một người, một nơi hay một lúc, một vật hay một sự kiện vốn không phải là thất bại.
Còn trạng thái THUA có nghĩa là không đạt được thành công trong một việc mình mong đợi, mong muốn và dự kiến.
Song người nào chính là chuyên viên để xác định được có thực sự là không đạt được thành công hay không? Ai là người có thể sai khiến được ý muốn, mong đợi và phỏng đoán? Chỉ có một sinh linh trong vũ trụ này – đó chính là Bạn.
Bạn và chỉ có Bạn mới chính là người tạo ra thất bại. Và bạn tạo ra nó chỉ bởi vì BẠN NÓI VẬY.
Tất nhiên, có trạng thái thất bại, nhưng bạn cùng lắm chỉ là khách quen của nó mà thôi. Còn việc có ở lại luôn ở đó hay không thì chỉ có bạn tự quyết.
Thất bại và Thành công là 2 mặt của một tấm huy chương, cũng như ngày và đêm. Không thể có cái nọ mà thiếu cái kia. Nếu không có thất bại thì sẽ không có cả thành công. Và cái nào trong 2 cái đó lấn át cái kia trong mỗi thời điểm thì cũng chỉ là do BẠN NÓI VẬY.
Trong cuốn “Có nên tự nghỉ việc trước khi người ta đuổi bạn?” Paul Piltser kể một câu chuyện về một ông bố ngồi xem đứa con nhỏ của mình chơi bóng. Đứa bé một tay giao quả bóng, tay kia cố đập nó ra. Cậu bé đập trượt một lần, lần nữa và lần thứ ba cũng vậy, người cậu lảo đảo và ngã vật xuống đất, miệng hét: “Lần thứ ba!”. Ông bố chạy tới đỡ con dậy, cố giấu vẻ thất vọng, còn cậu bé thì nói với ông vẻ mặt rạng rỡ: “Giao bóng cũng được đấy chứ, phải không bố?”
Thành công và thất bại là hai trạng thái của lý trí. Chúng tồn tại chỉ vì bạn khẳng định như vậy – dù cho thành tiếng hay chỉ là nghĩ thầm trong đầu.
Bạn lúc nào cũng có thể chọn cho mình nên khẳng định điều gì.
Tác giả: John Milton Fogg
Người dịch: Nguyễn Hương
(Theo GSO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất hoan nghênh mọi nhận xét và ý kiến đóng góp của mọi người. Bạn phải đăng nhập và tài khoản Google mới được phép đăng bài.
Cảm ơn rất nhiều.
HAPPY DAY TO YOU!