Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Không có người lười biếng

ImageKhông có người lười biếng; chẳng qua họ bị bệnh hoặc không có hứng mà thôi. Người bệnh thì cần có bác sĩ. Còn người không có hứng làm việc thì cần làm một vài điều. Người đó nên lắng nghe những bài diễn thuyết có tính động viên và giao thiệp với người nhiệt tình.

Bob Richards, cựu vận động viên vô địch Olympic và là một diễn giả xuất sắc, là một ví dụ rõ ràng cho việc tạo hứng khởi bằng cách giao tiếp. Ông chỉ ra rằng các vận động viên thường tái diễn việc lập kỷ lục tại các đại hội thể thao Olympic là vì họ đã đắm mình trong bầu không khí của những điều vĩ đại.

Khi một người trẻ tuổi nhìn thấy các vận động viên khác đến từ khắp nơi trên thế giới liên tục vượt qua những nỗ lực tốt nhất trước đó của họ, thì người ấy cũng háo hức muốn vượt qua chính mình. Con người với nỗ lực tối đa có thể đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc, và Richard chỉ ra rằng tiếp xúc với những nhà vô địch sẽ khiến chúng ta thực hiện như những nhà vô địch.

Nhiều người “lười biếng” có hình ảnh về bản thân không tốt. Vì cho là nếu cố hết sức mà không đi tới đâu thì sẽ thất bại, cho nên họ biện lý rằng nếu chỉ nỗ lực một nửa thôi mà không thành công thì họ đã có sẵn lời biện bạch cho mình. Trong thâm tâm, họ không cho là mình thất bại, vì họ đã cố hết sức đâu. Họ thường nhún vai nói: “Chuyện đó chẳng ảnh hưởng gì đến tôi”. Với nhiều công nhân, chuyện cũng tương tự như vậy. Nhiều khi sự miễn cưỡng làm việc cũng phát sinh từ những vấn đề khác sâu xa hơn.

Và bạn nên nhìn lại chính mình một lần nữa.

Zig Ziglar

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Rất hoan nghênh mọi nhận xét và ý kiến đóng góp của mọi người. Bạn phải đăng nhập và tài khoản Google mới được phép đăng bài.
Cảm ơn rất nhiều.
HAPPY DAY TO YOU!